Hình ảnh đời thường đáng nhớ của "võ lâm minh chủ" Kim Dung
10 siêu phẩm kiếm hiệp để đời của nhà văn Kim Dung
(Kiến Thức) -Khác xa trong tác phẩm của nhà văn kiếm hiệp Kim Dung, Công chúa Kiến Ninh ngoài đời thực có cuộc đời truân chuyên và cô đơn lúc về già.
Bạn đang xem: Kiến ninh công chúa wiki
Nhà văn Kim Dung từng đưa nhân vật Công chúa Kiến Ninh vào trong tiểu thuyết võ hiệp Lộc Đỉnh Ký. Trong truyện, nàng là em gái của Hoàng đế nhà Thanh Khang Hy. Nàng có tính cách nghịch ngợm, ngang ngược, quái đản và có phần thô bạo và cuồng loạn. Là một trong 7 người vợ của Vi Tiểu Bảo, nàng sinh cho họ Vi một cô con gái tên Vi Song Song.
Tất nhiên, những chi tiết trên đều đã được nhà văn Kim Dung hư cấu, khác xa so với thực tế. Sự thực, Công chúa Kiến Ninh nguyên mẫu ngoài đời tên là Hòa thạc Kiến Ninh (1641-1703). Nàng là hoàng nữ thứ mười bốn của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực. Về vai vế, Công chúa Kiến Ninh là hoàng muội của Hoàng đế Thuận Trị và là cô ruột của Hoàng đế Khang Hy.
![]() |
Tạo hình nhân vật Công chúa Kiến Ninh do nữ diễn viên Thư Sướng thủ vai trong phim Lộc Đỉnh Ký phiên bản 2008.Ảnh vedeptrunghoa.blogspot.com. Xem thêm: Phần Mềm Giả Lập Fifa Online 3, Auto Hunt Cầu Thủ Fifa Online 3 Việt |
Theo Wikipedia, năm Thuận Trị thứ 10 (tức 1653), nàng lấy Ngô Ứng Hùng, con trai Ngô Tam Quế. Lúc hạ giá, nàng mới 13 tuổi. Tới năm Thuận Trị thứ 16 (1659), nàng được phong là Hòa Thạc Kiến Ninh Trưởng Công chúa, sau đổi thành Hòa Thạc Thuần Trưởng Công chúa. Trong giai đoạn này, nàng hạ sinh hai nhi tử, lần lượt tên là Ngô Thế Phan và Ngô Thế Lâm.
Tuy nhiên, đến năm Khang Hy thứ 14 (1675), Ngô Tam Quế tiến hành tạo phản ở phía nam. Lúc đó, vợ chồng Ngô Ứng Hùng và Công chúa Kiến Ninh đều đang ở kinh thành. Đối với việc tạo phản của Ngô Tam Quể, họ không biết chút thông tin nào.
Sau khi dẹp yên được thế cuộc, Hoàng đế Khang Hy bắt đầu trừng phạt những kẻ làm phản. Theo sử sách có ghi chép, nhà vua Khang Hy không có ý định sẽ phạt Ngô Ứng Hùng. Tuy nhiên, lúc này, các đại thần lại nhất mực muốn Hoàng thượng giết Ngô Ứng Hùng như là một đòn thị uy với Ngô Tam Quế. Cuối cùng, vua Khang Hy ban lệnh xử tử Ngô Ứng Hùng cùng con trai Ngô Thế Lâm. Lúc này, Công chúa Kiến Ninh mới 33 tuổi. Với độ tuổi này, đây là năm tháng tinh lực dồi dào, đáng tiếc cô lại chỉ có một mình, luôn sống trong cô đơn. Cho tới năm 1703, bà bệnh chết, hưởng thọ 63 năm. Như vậy, Công chúa Kiến Ninh ngoài đời thực đã phải sống trong cảnh lẻ loi cô quạnh suốt 30 năm tròn.

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Công an Bình Dương khởi tố vụ án, bà Phương Hằng sẽ ra sao?
3 con giáp xuất thân nghèo khó nhưng giàu nghị lực, dễ nên đại sự
Nhà có 6 điềm lành xuất hiện gia chủ càng ở càng giàu
Nếu không ăn cơm trắng, mì trắng thì ăn gì?
GS. AHLĐ. Nguyễn Anh Trí: “Có cuốn sách đã "bẻ ghi" cuộc đời tôi“
3 đường chỉ tay lộ rõ tướng làm quan: Có 1/3 ăn sung mặc sướng
Trong nhà xuất hiện 3 niềm vui thì sớm muộn quý nhân cũng giúp đỡ
Tổ ấm hạnh phúc của Thanh Thảo Hugo bên chồng doanh nhân... bao người phát ghen
Tin sáng 23/4: Ô tô cảnh sát tông xe khách ở quận Phú Nhuận
Hết hẳn nghèo, 3 con giáp may mắn nhất 3 năm tới, phất lên giàu sụ
3 dấu hiệu của người đã hết phúc, làm gì cũng không thuận
Chuyện thật như đùa: Sinh vật lớn nhất hành tinh là một.. cây nấm!
Xã hộiKho tri thứcKhoa học & Công nghệKinh doanhQuân sựThế giớiÔ tô - Xe máyĐời sốngGiải tríCộng đồng trẻ
Tin Tức Thế GiớiXem Phong ThuyĐọc BáoGia Xang DauMón Ăn NgonChăm Sóc Bà BầuTrang Điểm Làm ĐẹpMáy Bay Mất TíchPhiến Quân IsLãnh Đạo Kim Jong-unHot GirlHot BoyTrương Hình DưXem Tuoi Lam AnCon số may mắn hôm nayThủ Tướng Lý Quang DiệuĐề Thi Môn ToánĐề Thi Môn VănĐề Thi Môn Hóa HọcĐề Thi Môn Sinh HọcĐề Thi Môn Tiếng Anh
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM
P. Tổng biên tập phụ trách: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.
Phó Tổng biên tập: Nhà báo Đặng Mạnh Hùng, Nhà báo Nguyễn Danh Châu
Tòa soạn: 53 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
VPGD: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
VPĐD tại TP.HCM: Tầng 5, 224 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh